0902 352 287

Huấn luyện an toàn điện: Khóa học cần thiết cho người lao động

huan-luyen-an-toan-dien-2

rang bị những kiến thức về an toàn điện là điều cần thiết đối với các cá nhân, tổ chức làm việc liên quan đến điện. Viện Đào tạo và Hợp tác giáo dục là một trong những đơn vị đào tạo uy tín cung cấp những khóa học huấn luyện an toàn điện tại Việt Nam.

 

I. AN TOÀN ĐIỆN LÀ GÌ? HUẤN LUYỆN AN TOÀN ĐIỆN LÀ GÌ?

An toàn điện bao gồm các biện pháp đảm bảo an toàn trong việc vận hành, sử dụng, bảo trì và xây dựng các hệ thống điện.

Huấn luyện an toàn điện là quá trình giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng của cá nhân, tổ chức về an toàn điện, từ đó giảm thiểu rủi ro và tai nạn liên quan đến điện.

II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HUẤN LUYỆN AN TOÀN TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN

Nhằm đảm bảo sự an toàn cho người lao động, giảm thiểu các nguy cơ về điện, tham gia các khóa học huấn luyện an toàn về điện là rất thiết yếu cho tất cả các đối tượng.

Bảo vệ tính mạng và tài sản: Huấn luyện an toàn về điện giúp ngăn chặn các tình huống nguy hiểm điện, đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro đối với tính mạng con người và tài sản của doanh nghiệp.

Tuân thủ pháp luật: Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 05/2021/TT-BCT về huấn luyện an toàn điện của Chính phủ đã quy định việc huấn luyện an toàn điện là bắt buộc. Nội dung T05/2021/TT-BCT quy định chi tiết về nội dung an toàn lao động về điện.

Trang bị kỹ năng xử lý nguy cơ điện: Khóa huấn luyện sẽ cung cấp kiến thức, cũng như đào tạo các kỹ năng cần thiết cho người lao động. Từ đó, người lao động có thể sử dụng, vận hành các thiết bị, cũng như kiểm tra, nhận biết các nguy cơ và đưa ra biện pháp phòng ngừa, xử lý đúng cách.

Xây dựng văn hóa an toàn điện trong tổ chức: Văn hóa an toàn điện không chỉ đảm bảo sự an toàn cho công nhân, người lao động mà còn tăng cường uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động.

III. ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG

Đối tượng cần tham gia huấn luyện an toàn điện được quy định trong thông tư 05/2021/TT-BCT, bao gồm:

  • Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
  • Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
  • Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp

IV. CHỨNG CHỈ AN TOÀN LAO ĐỘNG VỀ ĐIỆN

Học viên tham gia khóa học huấn luyện an toàn lao động điện sẽ được cấp chứng chỉ theo mẫu của Nghị định 44/2026/NĐ-CP. Mẫu dưới đây.

 

Học viên thuộc 3 đối tượng bên trên sẽ được cấp thêm thẻ an toàn điện vàng theo Thông tư 05/2021/TT-BCT. Căn cứ theo điều 9 của thông tư 05/2021/TT-BTC, học viên tham gia khóa học an toàn lao động về điện sẽ được chia theo bậc từ 1 đến 5, cụ thể như sau:

1. Bậc 1/5 được làm những phần công việc sau:
– Được làm các công việc không tiếp xúc với thiết bị hoặc dây dẫn mang điện;
– Tham gia phụ việc cho đơn vị công tác làm việc trên thiết bị điện, đường dây điện.

2. Bậc 2/5 được làm những phần công việc sau:
– Làm phần công việc của bậc 1/5;
– Làm việc tại nơi đã được cắt điện hoàn toàn.

3. Bậc 3/5 được làm những phần công việc sau:
– Làm phần công việc của bậc 2/5;
– Làm việc tại nơi được cắt điện từng phần;
– Làm việc trực tiếp với đường dây điện, thiết bị điện hạ áp đang mang điện;
– Thực hiện thao tác trên lưới điện cao áp;
– Kiểm tra trạm điện, đường dây điện đang vận hành;
– Cấp lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác làm việc trên đường dây điện, thiết bị điện hạ áp.

4. Bậc 4/5 được làm những phần công việc sau:
– Làm phần công việc của bậc 3/5;
– Làm việc trực tiếp với đường dây điện, thiết bị điện cao áp đang mang điện;
– Cấp phiếu công tác, lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác làm việc trên đường dây điện, thiết bị điện cao áp.

5. Bậc 5/5 làm toàn bộ công việc thuộc phạm vi được giao.

Tham khảo: Mẫu thẻ an toàn điện vàng theo thông tư 05/2021/TT-BCT

 

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN AN TOÀN ĐIỆN

Nội dung đào tạo an toàn lao động điện theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP đào tạo theo các nhóm 1,2,3,4,5,6 được quy định chi tiết tại phụ lục IV chương trình khung huấn luyện của Nghị định 44/2016/NĐ- CP. Trong đó phần kiến thức chuyên ngành sẽ tập trung huấn luyện cho chuyên ngành về điện.

Bên cạnh đó, theo Thông tư 05/2021/TT-BCT, nội dung chương trình học được chia làm 2 phần: lý thuyết và thực hành.

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỀ ĐIỆN – PHẦN LÝ THUYẾT

Nội dung huấn luyện chung gồm:

  • Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện;
  • Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký lịch công tác; tổ chức đơn vị công tác; làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại;
  • Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; nối đất; lập rào chắn, thiết lập vùng làm việc an toàn, treo biển cấm, biển báo;
  • Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, rủi ro và tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện;
    Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm, kiểm định) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động;

Ngoài ra, nội dung lý thuyết còn được chia ra dựa theo các đối tượng khác nhau: người làm công việc vận hành đường dây; người làm công việc vận hành thiết bị, trạm điện; người làm công việc xây lắp điện; người làm công việc thí nghiệm điện, kiểm định; người làm công việc sửa chữa đường dây điện, thiết bị điện; người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống; điều độ viên hệ thống điện.

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỀ ĐIỆN – PHẦN THỰC HÀNH

Nội dung huấn luyện chung gồm:

  • Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm, kiểm định các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động;
  • Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện;
  • Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.

VI. TẠI SAO CHỌN KHÓA HUẤN LUYỆN AN TOÀN TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN TẠI VIENDAOTAO.VN?

Được đánh giá là đơn vị tổ chức huấn luyện an toàn điện uy tín tại Việt Nam, CÔNG TY TNHH HUẤN LUYỆN DỊCH VỤ KỸ THUẬT VIỆT NAM là lựa chọn hàng đầu cho cá nhân và doanh nghiệp.

  • Cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn điện, thẻ an toàn điện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Giảng viên là những chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong giảng dạy và thực tiễn
  • Khóa học được thiết kế phù hợp với nhu cầu của học viên
  • Trang thiết bị hiện đại, phòng học rộng rãi
  • Ưu đãi cho doanh nghiệp khi đăng ký lớp cho nhiều lao động
  • Không phát sinh phụ phí

VII. CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Thời hạn sử dụng thẻ an toàn điện: Từ khi được cấp cho đến khi thu hồi

Thời gian huấn luyện an toàn điện tại CÔNG TY TNHH HUẤN LUYỆN DỊCH VỤ KỸ THUẬT VIỆT NAM

  • Huấn luyện lần đầu: ít nhất 24 giờ
  • Huấn luyện định kỳ: ít nhất 8 giờ
  • Huấn luyện lại: 12 giờ

Chi phí: theo biểu phí

CÔNG TY TNHH HUẤN LUYỆN DỊCH VỤ KỸ THUẬT VIỆT NAM
Email: huanluyenvietnam@gmail.com
Website: huanluyenantoan.net
Địa chỉ: 10 Đường Số 4, Phường 10, Quận Tân Bình, TP.HCM
HOTLINE : 0902 352 287

 

Contact Me on Zalo